Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển canh tác đa dạng nhiều loài cây cho ra giá trị kinh tế cao.
Công cuộc "giải cứu" nguồn tài nguyên thiên nhiên
Do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu sản xuất thô, hàm lượng tinh chất trong sản phẩm đầu ra không cao nên tình trạng “được mùa mất giá”, trồng theo trào lưu và phá bỏ khi không tiêu thụ được vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước dù là canh tác loại nông lâm sản nào.
Việc phá bỏ gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nhận thức được tiềm năng của những vùng nguyên liệu đang bị bỏ phí hoặc khai thác chưa hết công năng, nhiều Doanh nghiệp đã có hướng đi mới để làm giàu ngay chính trên vùng đất quê hương mình. Một công thức không quá phức tạp nhưng hiếm khi được áp dụng bởi những người nông dân trực tiếp canh tác nên cây trồng – đó chính là tạo nên hệ sinh thái khép kín: sở hữu vùng nguyên liệu chủ động, đưa vào nhà máy sản xuất thành phẩm có hàm lượng tinh chất cao, và hợp tác bao tiêu với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt với các đối tác ở những thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm.
Ứng dụng thành công mô hình tạo hệ sinh thái khép kín này không thể không kể đến một số doanh nghiệp như MISS EDE, Công ty Ca cao Trọng Đức,… – đã cứu hàng trăm hecta cây Cacao ở vùng Tây Nguyên, vùng Đồng Nai khỏi tình trạng bị phá bỏ do đầu ra sản phẩm thô bấp bênh. Những công ty này đã đầu tư để phát triển nhà máy sản xuất sô cô la, hợp tác với những hộ gia đình trồng ca cao để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất bền vững, đồng thời cho ra sản phẩm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, làm hài lòng các đối tác từ những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hay một ví dụ điển hình không thể không kể đến đó là thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Xuất phát điểm với cách làm tương tự, trên cơ sở có những chiến lược truyền thông, xây dựng thương hiệu và liên tục mở rộng đối tác trong và ngoài nước, hiện nay Trung Nguyên đã trở thành 1 tập đoàn hàng đầu quốc gia về cà phê, đứng đầu toàn bộ xu hướng về cà phê, thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu cà phê tại Việt Nam.
Mấu chốt thành công của những mô hình trên chính là việc các doanh nghiệp có công nghệ để chuyển sản phẩm thô thành sản phẩm tinh mang giá trị kinh tế cao hơn, từ đó dễ dàng có đầu ra ổn định hơn cho sản phẩm. Mặt khác, sự vào cuộc của các doanh nghiệp này đã tác động không nhỏ đến an sinh xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và giúp phát triển bền vững, gìn giữ những vùng nguyên liệu quý giá của Việt Nam.
Khẳng định giá trị và tiềm năng từ cây Dó Bầu
Nắm bắt được xu thế tất yếu để tạo nên giá trị cao cho ngành nông lâm Việt Nam – ngành kinh tế đóng vai trò không thể thiếu đến tận giai đoạn đổi mới hiện nay: “Phi thương bất phú – Phi nông bất ổn”, Công ty Cổ Phần Trầm Hương Sông Lam đang ứng dụng thành công mô hình hệ sinh thái hoàn chỉnh: làm chủ các vùng nguyên liệu Dó Bầu, cấy ghép công nghệ sinh học để kích thích cây tạo trầm hương – thứ mặt hàng có giá trị lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/kg; loại mặt hàng cần thiết từ thời cổ đại và trên thị trường quốc tế như Nhật Bản, Trung Quốc, khối Trung Đông – nhu cầu trầm hương luôn ở mức cao, chưa 1 quốc gia nào đủ sức đáp ứng toàn bộ thị trường.
Khảo sát chất lượng cây trồng trước khi cấy tạo
Mặc dù là doanh nghiệp trẻ, nhưng với việc sở hữu công nghệ độc quyền được nghiên cứu gần 30 năm trước khi chính thức gia nhập ngành trầm, chúng tôi đang chứng minh năng lực cạnh tranh nhờ tạo ra sản phẩm trầm sạch chất lượng cao, không hoá chất; phát triển bền vững thay vì mùa vụ, nhỏ lẻ, giúp bảo tồn hàng trăm hecta Dó Bầu đã có, tiếp tục phát triển hàng trăm ngang ha trên cả nước. Sự phát triển của Trầm Hương Sông Lam đang cho thấy một doanh nghiệp gia nhập sau nhưng vẫn có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhờ cách tiếp cận đúng đắn và có khả năng định hướng lại sự phát triển của thời kỳ đổi mới, khẳng định vị thế Trầm Hương Việt.
Cây dó bầu được cấy men vi sinh tại các hộc
“Việt Nam rừng vàng biển bạc”… Ông cha đã để lại cho con cháu những tài nguyên quý giá nhất, do đó, thế hệ doanh nghiệp trẻ trong giai đoạn này cần thực sự biết tận dụng, làm giàu đúng cách trên những tài nguyên này để nguồn tài nguyên không bị bỏ phí hay cạn kiệt theo năm tháng. Với đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, cơ hội để phát triển dựa trên những gì đất, nước mang lại là hoàn toàn khả thi nếu như doanh nghiệp biết cách nắm bắt và xây dựng mô hình sinh thái khép kín, hoàn chỉnh, hợp lý.